Đậu Ngọt xin chào bạn, ở đây là trung tâm trợ giúp của Đậu Ngọt, giúp mẹ có thể tra cứu thông tin liên quan đến cách sử dụng lịch Đậu Ngọt hiệu quả và các kiến thức nuôi dạy con tốt hơn. Hy vọng giúp ích được cho các mẹ.
Xem lời nhắn của cô Phan Hồ Điệp
"Các bạn thân mến!
Từ những trang ghi chép trong cuốn Nhật kí mà mình viết cho Nam khi con còn nhỏ đến bộ lịch Đậu ngọt 2021 và giờ là Bộ kế hoạch dạy con 365 ngày của Đậu Ngọt, là một chặng đường thực sự nhiều trải nghiệm ngọt ngào.
Và Đậu ngọt biết ơn các bạn đã mang đến cho chúng mình những ngọt ngào đó."
Bạn xem lời nhắn của cô Phan Hồ Điệp tại đây:
Trọn bộ sản phẩm gồm có những gì?
Kiểm tra lại xem bạn đã nhận đủ bộ sản phẩm của Đậu Ngọt chưa nhé:
Bộ mầm non
1. Bản kế hoạch dạng lịch bàn
2. Sách hướng dẫn chung: Cùng nắm tay nhau mau khôn lớn
3. 2 bộ sticker khen thưởng con
Bộ tiểu học
1. Bản kế hoạch dạng lịch bàn
2. Sách hướng dẫn chung: Nuôi dưỡng 1 đứa trẻ thích học
3. 2 bộ sticker khen thưởng con
Ngoài ra sẽ được tặng kèm Minibook và Ebook 40 sách truyện là sách điện từ, File PDF bạn có thể lấy tại đây nhé
Tải minibook và ebook 40 sách truyện tại đây
Hướng dẫn chi tiết cho các hoạt động hàng ngày mẹ tham gia nhóm FB hoặc đăng kí nhận Email hướng dẫn hàng ngày nhé
Xem hướng dẫn chi tiết hàng ngày tại đây
Nhận lịch từ hôm nay, vậy thực hiện từ hôm nào?
Bạn sẽ thực hiện bắt đầu từ ngày nhận lịch, tính theo ngày trên lịch. Ví dụ: Nhận được từ ngày 01/05 thì làm ngay hoạt động của ngày 01/05.
Có thể bạn muốn xem thêm
Tôi có thể xem hướng dẫn ở đâu?
Minibook và Ebook lấy ở đâu?
Sử dụng như thế nào để nhân đôi hiệu quả?
Những ngày trước đó (từ 1/1/2021) thì sao?
Vì đây là bộ kế hoạch, không theo 1 năm nhất định, nên có thể sử dụng trong nhiều năm, vậy bạn có thể quay vòng lại để làm sau. Đậu Ngọt khuyến khích bạn hướng dẫn con làm theo ngày trong kế hoạch, mỗi ngày 1 hoạt động và làm đều đặn để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra các hoạt động nên được quay vòng làm lại nhiều lần tại nhiều thời điểm khác nhau để con thực hành, nhớ lâu kiến thức hơn. Mỗi lần làm là một trải nghiệm khác nhau chắc chắn con sẽ học được thêm rất nhiều điều mới.
Tôi có thể xem hướng dẫn ở đâu?
Bạn có thể xem hướng dẫn các hoạt động hàng ngày trên nhóm FB chung và qua email cá nhân của mình.
1. Cách để xem hướng dẫn trên nhóm FB
Trong nhóm FB sẽ cập nhật hướng dẫn vào thứ 2 hàng tuần. Bố mẹ xem trước để tiện chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho hoạt động nhé.
Bước 1: Vào nhóm FB: Đồng hành cùng lịch Đậu Ngọt
Bước 2: Vào mục "hướng dẫn" để xem chi tiết hướng dẫn các hoạt động hàng ngày (Bạn xem ảnh để rõ hơn nhé)
Cách 2: Đăng kí nhận email hướng dẫn hàng ngày
Email sẽ được gửi vào 8h sáng hàng ngày, gửi trước 1 ngày diễn ra hoạt động để mẹ chuẩn bị dụng cụ, tài liệu.
Bạn đăng kí nhận hướng dẫn mỗi ngày vào link tương ứng nhé:
Nếu đã đăng kí nhận email vào link mà chưa nhận được thì làm thế nào
Nếu bạn đã đăng kí nhận email vào link mà chưa thấy thư xác nhận, hoặc đã thấy thư xác nhận nhưng chưa thấy email hướng dẫn hàng ngày gửi về thì bạn không cần lo lắng. Hãy tìm thử trong mục "Thư rác", "Tất cả thư" ở trong mục email của bạn.
Hoặc có thể gõ "hotro1@gmail.com" ở mục tìm kiếm email của bạn để xem tất cả thư đã được gửi từ Đậu Ngọt nhé!
Trường hợp đã làm như trên mà chưa nhận được email thì hãy liên hệ Đậu Ngọt để được hỗ trợ nhé
Minibook và Ebook 40 sách truyện cho trẻ mầm non và tiểu học lấy ở đâu?
Khi bạn mua bộ kế hoạch Đậu Ngọt, bạn sẽ được tặng thêm bộ minibook đọc hiểu độc quyền của cô Điệp, Và bộ Ebook 40 sách truyện cho trẻ mầm non và tiểu học. Với các tài liệu này mẹ có thể tải về và in ra để hoạt động đọc được hiệu quả hơn nhé
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bộ kế hoạch sẽ có thêm các tài liệu liên quan đến nuôi dạy con của cô Điệp và các tài liệu trong hoạt động. Mẹ có thể tìm tại đây nhé.
Nhớ lưu lại link này vì tài liệu sẽ được cập nhật thường xuyên
Muốn xem Full hướng dẫn các tháng thì xem ở đâu?
Tháng 4
Tháng 3
Khi dùng bộ kế hoạch, bạn nên cho con bắt đầu từ ngày hiện tại, tức là ngày mình nhận được, mỗi ngày bạn hãy cho con làm 1 hoạt động và làm đều đặn hàng ngày. Vì bộ này dùng được nhiều năm và các hoạt động nên được làm lại nhiều lần tại nhiều thời điểm để con được thực hành, nhớ kiến thức lâu hơn. Nếu cần bạn có thể xem và tải hướng dẫn full tháng tại đây nhé. Hướng dẫn full tháng sẽ được cập nhật sau khi kết thúc tháng đó.
Thắc mắc về vấn đề nuôi dạy con thì gửi cho cô Điệp ở đâu?
Nếu có câu hỏi cần hỗ trợ thêm thì sao?
Nếu bạn cần Đậu Ngọt hỗ trợ thêm thì có thể liên hệ chúng mình bằng các cách sau:
Hotline: 0866814468
Email: Hotro1@gmail.com
FB: Lớp học Đậu Ngọt - Cô Phan Hồ Điệp
Sử dụng Kế Hoạch Đậu Ngọt thế nào để nhận đôi hiệu quả?
Một cuốn lịch không thể gói ghém được hết ý tưởng của cả team nhưng chúng mình vẫn luôn mong muốn bạn có thể nhận được nhiều hơn từ bộ kế hoạch này. Vì vậy hãy theo dõi các cách để vẫn là sử dụng kế hoạch Đậu Ngọt nhưng hiệu quả thì tốt hơn nhé
:
1. Cố gắng linh hoạt hoạt động để phù hợp với con.
2. Liên kết hoạt động đó đến hoạt động tương tự hoặc liên kết nội dung đến nội dung tương tự.
3. Nên lặp lại các hoạt động nhiều lần để đạt hiệu quả tốt. Và mỗi lần có thể tăng độ khó của hoạt động.
4. Tận dụng tối đa các nguồn công cụ và phương tiện mà sẵn có tại nhà.
5. Không gian tạo lên hiệu quả tuyệt vời. Hãy để ra 1 góc chưng bày và làm các hoạt động của Đậu Ngọt nhé
!
Điều quan trọng nhất không hẳn là kết quả mà là cách kết nối giữa cha mẹ và con cái. Đừng quá căng thẳng nhất định phải thực hiện hoạt động cho xong mà con không thoải mái.
Bạn hãy xem video cô Điệp chia sẻ để hiểu rõ hơn
Con 2-3 tuổi, chưa biết đọc - viết thì thực hiện hoạt động như thế nào?
Đây là bộ lịch 365 hoạt động. Bạn không chỉ sử dụng cho năm nay mà có thể cho những năm sau. Qua vòng lặp của 1 em bé bạn sẽ thấy con trưởng thành như thế nào. Vì thế mẹ không lo, con còn nhỏ quá chưa thực hiện trọn vẹn hoạt động này, mẹ có thể tái thực hiện bộ lịch này cho nhiều năm sau.
Tuy nhiên mẹ vẫn sử dụng được bộ lịch này. Mẹ hãy nghĩ rằng kết quả hoạt động đó sẽ giảm theo với tuổi của con bạn.
VD1: Vỗ tay theo nhịp bài thơ “Ra vườn nhặt nắng”
Ông/ ra vườn/ nhặt nắng/.
Tha thẩn/ suốt/ buổi chiều/.
Ông/ không còn/ trí nhớ.
Ông/ chỉ còn/ tình yêu.
Bé/ khẽ mang/ chiếc lá.
Đặt vào/ vệt nắng vàng.
Ông/ nhặt lên/ chiếc nắng.
Quẫy nhẹ/, mùa thu sang
Bé 2 tuổi: mẹ vừa đọc vừa cầm tay con để vỗ tay theo nhịp. Hoặc đặt tay của con lên má mẹ để vỗ theo nhịp. Rất hữu ích với trẻ 2 tuổi vì sau này khi đọc phân biệt được “tiếng”.
Bạn 4,5 tuổi: Cũng là vỗ tay theo nhịp, nhưng cảm thụ thơ đã thẩm thấu vào bạn ấy để bạn ấy tự tìm ra nhịp để vỗ. Lúc này bé đã chuyển sang ngắt nhịp theo từ đơn, và từ ghép. Bạn có thể theo cách đọc gợi ý mẫu.
Nếu em bé cảm thụ thơ tốt hơn nữa: Con nhận ra được thơ năm tiếng con tự biết ngắt nhịp 2/3 hay 2/2/1.
Kết quả phù hợp từng lứa tuổi, mẹ không nên lấy kết quả của độ tuổi này áp dụng cho độ tuổi khác.
VD2: Kể 1 câu chuyện về bạn mèo con đi học
Bạn nhỏ 2-3 tuổi:
Mèo kêu như thế nào? Mèo đi học, cô giáo gọi, mèo trả lời như thế nào? Con đi học con mang thứ gì nhỉ, con mang cho mẹ xem nhé! Thế mèo đi học thì có mang balo giống con không?
=> Câu hỏi cho bạn 2-3 tuổi: câu hỏi có/không và mẹ đưa ra gợi
Khuyến khích mẹ nên tìm bức tranh và mẹ giải thích với con về bức tranh đó. Mẹ có đọc thơ có từ tượng thanh miêu tả về tiếng mèo.
3 tuổi và 5 tuổi quá trình hướng dẫn khác nhau và kết quả sản phẩm khác nhau.
Bạn cũng có thể xem video hướng dẫn của cô Điệp tại:
Làm thế nào để trẻ tiểu học viết tốt
1. Để viết tốt cần phải đọc tốt. Bộ lịch hoàn toàn không thay thế được những quyển sách cho con. Nên có rất nhiều đầu sách hay Đậu Ngọt gợi ý, bố mẹ nên mua và đọc cùng con.
2. Luôn luôn nói, hỏi, cảm nhận bằng các giác quan.
Ví dụ: Miêu tả quả táo:
Với 1 bạn lớp 2 con có thể miêu tả quả táo: hình tròn, có mùi thơm.
Con có thể so sánh cái gì con có thể nhìn thấy không?
Con có thể miêu tả sắc độ của quả táo được không? (đỏ hồng, đỏ tươi, như tia nắng mặt trời chiếu vào…)
Mùi thơm như nào? (thơm phức như muốn ăn…),
Con sờ quả táo như thế nào? (rất mịn màng như em bé, khác hẳn quả sầu riêng).
Nếu cắn quả táo sẽ như thế nào? (Giòn, hơi dai dai, nước tứa ra).
=> Nếu con làm mẫu 1 lần, con sẽ hiểu miêu tả là cảm nhận bằng giác quan.
Hoạt động Lịch Đậu Ngọt cần hướng dẫn và sự kỳ công, kiên nhẫn của bố mẹ. Nếu bạn cứ để như vậy nó sẽ trôi đi thầm lặng. Nếu mẹ làm hoạt động sẽ như hạt mưa rơi xuống, mà mầm cây sẽ mọc lên từ đó.
Nếu thấy 1 hoạt động nào đó không phù hợp với tôi, tôi phải làm gì?
Sẽ có lúc có một hoạt động không thực sự phù hợp với thực tế của bạn, ví dụ: Hoạt động yêu cầu đếm cầu thang nhà bạn lại không có cầu thang?
Bạn nên làm gì?
Bạn hãy sáng tạo sao cho phù hợp, không sao cả - hoàn toàn tốt. Chỉ có như vậy mới phát huy được hết giá trị bộ lịch.
Chẳng hạn thay vì đếm cầu thang thật, bạn và con có thể đếm bậc thềm, hoặc vẽ ra các bậc thang rồi đếm....
Làm như thế nào khi con hay vòi vĩnh, mè nheo?
1. Cần trì hoãn: vì trì hoãn khiến con hiểu rằng không phải những gì con mong muốn cũng được bố mẹ đáp ứng.
2. Có nguyên tắc: Nên thiết lập từ khi 2 tuổi. Bạn cần tuân thủ nó rất nghiêm ngặt, vì chỉ cần 1 vài lần bạn làm sai cách có thể khiến con học theo.
3. Không mua chuộc con. Để sử dụng bộ lịch để con không vòi vĩnh tức bạn cũng cần thông nhất trong tất cả các hoạt động khác con đã tôn trọng quy tắc chưa.
4. Làm gương rất quan trọng: Nếu bố mẹ sử dụng thiết bị điện tử rất nhiều thì chắc chắn rất khó để hướng dẫn con thực hiện hoạt động khác.
5. Bộ lịch không phải giúp con học giống như kiến thức ở nhà trường. Mà là mang lại niềm vui. Nên hãy nghĩ hoạt động lịch như 1 game, thách đố và có phần thưởng. VD: Con hãy hoạt động tốt 3 ngày sẽ được BINGO = 1 sticker. Và 3 sticker là con được mời bố mẹ ăn 1 món yêu thích.
Các trường hợp liên quan đến nuôi dạy con thường gặp
Trí thông minh cảm xúc sẽ gắn liền với con đường đi lâu dài của trẻ sau này. Để phát triển trí thông minh cảm xúc cho con thì bố mẹ hoàn toàn có thể luyện tập được và em bé có những phẩm chất như vậy thì thường sẽ thành công sau này!
Bạn hãy xem video của cô Điệp chia sẻ và tặng bạn file "Từ điển cảm xúc để áp dụng nhé!
Có bao giờ bạn gọi vui với con là "Mr. Tại" không?
Sở dĩ có tên gọi đó là bởi vì có các bạn nhỏ khi gặp một vấn đề gì đó thì hay bắt đầu bằng từ "Tại".
"Con không làm bài tập, tại vì nó khó quá"
"Con làm vỡ cái bát này, tại vì mẹ để nó quá cao"
Liên tục những câu tại vì được diễn ra trong một ngày với các lỗi lầm của mình, làm cho bố mẹ thật bối rối.
Để biết cách giải quyết trường hợp này như thế nào, Bố mẹ xem chi tiết ở video nhé!
Đây có lẽ là vấn đê nhức nhối với các mẹ khi con bắt đầu trong thời kì khủng hoảng, hình thành và phát triển tính cách. Con bắt đầu ăn vạ và khóc lóc, khiến mẹ phải stress vì không biết nên làm thế nào để xử lý trong tình huống này mà không ảnh hưởng đến thói quen sau này của con. Vậy thì hãy xem ngay video này để biết cách xử lý hiệu quả nhé. Chúng mình note những ý chính dưới đây để các mẹ dễ áp dụng hơn.
1. Hãy cân bằng giữa từ chối và cho phép
2. Tâm thái của bố mẹ khi trẻ vòi vĩnh quyết định sự thành công
3. Dừng ngay những hoạt động mắng chửi và đe dọa con. Hãy la mắng, phạt, khen con đúng cách.
4. Đừng quá dễ dãi cho con quá nhiều
5. Tìm cách nói từ chối bằng 1 lời đề nghị/ giải thích ngắn gọn, hơn là chỉ nói không được
6. Không nên nói dối con
7. Hãy thử để con một mình khi ăn vạ
Con chuẩn bị vào lớp 1, hoang mang, lo lắng vì chưa quen với môi trường. Bố mẹ thì đau đầu vì con không chịu học, không tập trung và khóc lóc, bày trò mỗi khi vào bàn. Mẹ hãy xem video để biết cách giải quyết giúp con vượt qua cửa ải lớp 1 nhé!
Vấn đề có lẽ nhiều bố mẹ quan tâm vì tình trạng nghiện điện thoại không chỉ ở con, mà bố mẹ cũng đang lạm dụng rất nhiều. Và đối với con trẻ, luôn nhìn theo "bắt chước" hành vi của những người xung quanh đặc biệt là bố mẹ. Nhiều trường hơp vì muốn mua chuộc con, để con giữ yên tĩnh trong 1 khoảng thời gian, hoặc để con làm theo ý mình,... sẽ tạo thành thói quen rất khó sửa. Để khắc phục mẹ hãy xem video cô Điệp chia sẻ dưới đây nhé
Một trong những vấn đề thường gặp nhất ở các con khi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển tính cách khiến cho bố mẹ phải ôm đầu ngán ngẩm vì con hơi tí là dỗi. Có nhiều trường hợp con bực tức, giận dỗi và mè nheo, bỏ ăn. Nếu như không kiểm soát những cơn giận bất chợt này, thì có khả năng, sẽ hình thành tính cách cho con và điều đó thì không nên chút nào.
Vì vậy, Khi trẻ thấy thất vọng, tức giận, buồn chán, mệt mỏi, bố mẹ hãy bình tình và làm theo các bước:
Bước 1: Nhận diện cảm xúc
Bước 2: Giải toả cảm xúc khó chịu
Bước 3: Đón chào những cảm xúc mới.
Mẹ xem video dưới đây:
Một vấn đề khá phổ biến với các bé khi đi học, cũng là vấn đề đau đầu của bố mẹ khi lo lắng kết quả học tập của con không tốt. MẸ xem cô Điệp chia sẻ cách giải quyết với trường hợp con mất tập trung khi học tập nhé
Câu hỏi mà nhiều mẹ băn khoăn không biết giải quyết thế nào khi con hay nổi cáu và đánh người khác trong trường không được làm theo đúng ý mình. Có mẹ chọn khuyên nhủ con nhưng ở độ tuổi "ẩm ương" thì con chưa thể tiếp thu hết được và vẫn chứng nào tật nấy. Có mẹ nóng giận chọn "đòn roi" để phạt con nhưng chẳng ăn thua. Vậy thì, các mẹ hãy xem video để tham khảo cách giải quyết của cô Điệp nhé.
Chuyện đi nhà trẻ thường rất khó với các bé khi đang ở nhà vui chơi trong không gian quen thuộc, và chưa tiếp xúc với nhiều người lạ. Con sẽ cảm thấy sợ hãi, khóc lóc và thậm chí là bỏ ăn khiến bố mẹ rất lo lắng. Các mẹ hãy xem video cô Điệp chia sẻ để chuẩn bị tâm lí cho con và bố mẹ cũng cần một tâm thế sẵn sàng để con đến trường nhé!
Các mẹ đã bao giờ rơi vào tình huống con rất hiếu thắng, luôn muốn thắng khi tham gia các trò chơi trong gia đình chưa? Có những bé đến một khoảng thời gian, con rất háo thắng, không chấp nhận sự thất bại, rồi khóc, giận dỗi mỗi lần bị thua. Mặc dù mẹ đã giải thích nhưng con vẫn không chịu khiến bố mẹ rất khó xử. Hãy xem để biết cách khắc phục bố mẹ nhé