Đã đăng 01/12/2022 bởi Đậu Cả
Dạy Con Ở Tuổi Dậy Thì Và Những Điều Cha Mẹ Cần Tránh
Trong thực tế, những người làm cha làm mẹ đều phải trải qua khoảng thời gian khó khăn và thăng trầm khi con bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì. Đây là một trong những độ tuổi vô cùng nhạy cảm, trẻ phải đối mặt với hàng loạt các sự thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì thế trong lúc này cha mẹ chính là chỗ dựa vững chắc nhất cho con và cần dành thời gian quan tâm, dạy bảo con nhiều hơn.
Tuy nhiên, một số trường hợp các bậc phụ huynh lại có những cách dạy sai lệch, nhiều người thường xuyên sử dụng đòn roi hoặc cố gắng ép đặt con trẻ thực hiện theo ý muốn của mình. Điều này sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ. Để hỗ dạy con một cách hiệu quả, các bậc phụ huynh nên tránh làm những điều sau đây:
Một thực tế cho biết rằng, những lời nói chửi mắng hoàn toàn không có tác dụng tốt đối với việc dạy con ở tuổi trưởng thành, đôi lúc nó còn gây ra các tác dụng ngược lại. Khi cha mẹ thường xuyên quát nạt sẽ làm con dần thu mình lại, khoảng cách giữa hai thế hệ càng xa dần, cảm giác thất vọng về gia đình càng nhiều. Vì thế, các bậc phụ huynh cũng nên học cách kiềm chế cảm xúc, các cơn tức giận của mình, chỉ hãy nói chuyện với con khi cả hai đã bình tĩnh trở lại.
Cha mẹ nên tránh la mắng, quát nạt con trong quá trình dạy con ở tuổi dậy thì
Dậy thì là độ tuổi rất nhạy cảm, lúc này tâm sinh lý của trẻ sẽ có những biến đổi vô cùng phức tạp. Đây cũng là thời điểm mà nhiều bậc phụ huynh dễ áp dụng các cách dạy dỗ sai lầm.
Vì thế, việc trang bị đầy đủ các kiến thức về cách dạy con ở tuổi dậy thì và tìm hiểu kỹ những điều cần tránh trong giai đoạn này là hết sức cần thiết cho mỗi bậc làm cha làm mẹ.
1. La mắng trẻ ở tuổi dậy thì
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, kể cả bé trai lẫn bé gái đều phải đổi mặt với những sự thay đổi về thể chất lẫn tinh thần. Ở giai đoạn này trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ cảm thấy tổn thương và tủi thân đối với những lời nói trách mắng, la rầy của cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình. Đặc biệt một số trẻ còn biểu hiện sự chống đối, phản kháng dữ dội khi cha mẹ thường quyên la mắng, trách phạt.
Nhưng trí thông minh cảm xúc hoàn toàn có thể hướng dẫn được, phát triển được.
Tin tốt là trí thông minh cảm xúc có thể thay đổi và phát triển nếu được thực hành và hướng dẫn.
Bộ sách Phát triển trí thông minh cảm xúc dành cho tuổi teen của nhóm tác giả Đậu ngọt, do chị Phan Thị Hồ Điệp chủ biên chính là một công cụ hữu dụng để giúp trẻ tuổi teen phát triển trí thông minh cảm xúc.
Ở tuổi dậy thì, các con thường muốn thể hiện bản thân, muốn được mọi người tôn trọng và đánh giá cao năng lực của mình. Nếu cha mẹ thường xuyên đánh đập, sử dụng bạo lực của con sẽ khiến cho con hình thành nhiều sự bất mãn, cảm thấy không muốn gần gũi, yêu thương cha mẹ và cố gắng giữ khoảng cách. Điều này sẽ khiến phụ huynh không thể tiếp tục dạy dỗ con mà còn khiến cho con dễ bị vấp ngã, sa vào những con đường sai trái.
4. Sử dụng đòn roi
Hiện nay, quan điểm “thương cho roi cho vọt” đôi lúc đã quá lỗi thời và cần phải điều chỉnh lại. Đặc biệt khi con bước vào lứa tuổi nhạy cảm thì việc sử dụng đòn roi có thể gây nên nhiều hệ lụy xấu, khiến trẻ trở nên bướng bỉnh và bất mãn nhiều hơn. Cũng như việc la mắng, nếu bạn sử dụng đòn roi với con lúc ở chốn đông người sẽ làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ, mặc cảm và tự ti nhiều hơn.
Sách dưới dạng thực hành nên tất cả các kĩ năng đều yêu cầu được Viết lại, Miêu tả lại, Sơ đồ lại theo cách bước. Vì thế, teen dễ dàng làm chủ các kĩ năng đó sau khi hoàn thành các hoạt động.
Những năm gần đây, chúng ta bắt gặp quá nhiều những trường hợp đau lòng của tuổi teen do không vượt qua được áp lực, không nhận được sự thấu hiểu, đồng cảm, không được quan tâm đúng mức tới sức khỏe tinh thần. Và Trí thông minh cảm xúc tuổi teen do Đậu ngọt phát hành chính là bộ sách để giải quyết những thiếu hụt trong giáo dục trí thông minh cảm xúc cho giới trẻ.
Một bộ sách đem lại hạnh phúc cho các bố mẹ và các con tuổi teen!
2. Không chịu lắng nghe con
Thực tế cho thấy, người lớn luôn muốn con cái, trẻ nhỏ nghe theo lời mình nhưng lại tuyệt nhiên không muốn lắng nghe những điều mà con bày tỏ, chia sẻ. Để dạy con ở tuổi dậy thì tốt nhất, cha mẹ nên tránh việc thờ ơ, không quan tâm hoặc bác bỏ những lời nói của con. Có rất nhiều bậc phụ huynh vì sự bận rộn của công việc, vùi đầu vào “cơm áo gạo tiền” nên quên sự quan tâm, trở nên lạnh nhạt với con cái và cho rằng con đã đủ lớn.
Tuy nhiên khi nghiêm túc lắng nghe con nói, bạn sẽ hiểu hơn về những suy nghĩ, nguyện vọng của con, đồng thời phát hiện được những tư tưởng lệch lạc của con để nhanh chóng điều chỉnh. Càng gần với tuổi dậy thì, con cái thường mong muốn thổ lộ và chia sẻ nhiều hơn về những vấn đề của bản thân, cũng như các khúc mắc chưa được giải quyết. Do đó, khi con cái tìm đến thì cha mẹ cũng nên nắm bắt cơ hội để trò chuyện và lắng nghe con.
Tuyệt đối không sử dụng đòn roi, bạo lực đối với trẻ tuổi dậy thì
5. Gây áp lực học tập cho con
Thông thường những trẻ ở độ tuổi dậy thì thường đang bắt đầu chương trình học cấp 2. So với cấp tiểu học thì các em học sinh trung học cơ sở sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực học cũng như liên tục phải thi cử, làm nhiều bài kiểm tra. Việc học tập quá nhiều đôi lúc cũng sẽ trở thành áp lực và khiến cho nhiều trẻ trở nên mệt mỏi, đuối sức.
Bên cạnh đó, một số bậc phụ huynh lại đặt ra cho con mục tiêu quá lớn, kì vọng quá nhiều về các điểm số mà con đạt được. Điều này lại gây nên nhiều áp lực và khiến cho trẻ phải cố gắng nhiều hơn nữa. Không ít các trường hợp trẻ em gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm lý như stress, trầm cảm, lo âu,… vì chính áp lực đến từ việc học tập và kì vọng quá lớn của cha mẹ, thầy cô.
Do đó, cha mẹ nên tránh việc cứ nhìn vào điểm số, so sánh con với những bạn khác. Thay vào đó hãy ghi nhận những sự nỗ lực và cố gắng của trẻ. Động viên và khuyến khích trẻ nhiều hơn khi còn chưa đạt được kết quả tốt. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải theo dõi và quan tâm nhiều hơn đến quá trình học của con, đồng hành cùng con vượt qua những khó khăn của lứa tuổi nhạy cảm.
Trước khi con bước vào độ tuổi dậy thì, cha mẹ cũng nên dành thời gian tìm hiểu về các cách chia sẽ và hỗ trợ con trong giai đoạn nhạy cảm này. Cũng bởi lúc này người thân, gia đình chính là điểm tựa vững chắc nhất của con, hãy đồng hành cùng con vượt qua được những khó khăn, khủng hoảng của tuổi mới lớn.
Dưới đây là một số phương pháp dạy con hiệu quả ở tuổi dậy thì mà cha mẹ nên áp dụng:
Những điều cha mẹ cần tránh khi dạy con ở tuổi dậy thì
Phương pháp dạy con ở tuổi dậy thì hiệu quả
1. Lắng nghe các nguyện vọng của con
Ngày nay, thế hệ trẻ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các vấn đề xã hội bên ngoài, trẻ sử dụng công nghệ từ sớm nên đôi lúc tư duy, xu hướng phát triển sẽ có phần khác biệt với các bậc phụ huynh. Vì thế, cha mẹ cần dành thêm chút thời gian để có thể chia sẻ, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của con. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tìm hiểu đến sự đổi mới của thời đại để hiểu được những suy nghĩ của con, từ đó giúp cho việc nuôi dạy con ở tuổi dậy thì được thuận lợi hơn.
Thông thường, những trẻ khi bước vào độ tuổi “ẩm ương” này thường sẽ có nhiều xu hướng muốn thể hiện bản thân, muốn chứng minh năng lực và thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. Vì thế, không ít các trường hợp trẻ em thực hiện những hành vi như nhuộm tóc, xỏ khuyên, xăm hình,…Đôi lúc các bậc phụ huynh cũng nên có cái nhìn thoáng hơn về những vấn đề này và cho phép con thực hiện những điều yêu thích trong một giới hạn nhất định.
2. Đặt ra tiêu chuẩn phù hợp với con
Ở lứa tuổi dậy thì, trẻ sẽ bị thay đổi rất nhiều về mặt tâm sinh lý. Những đứa trẻ ở giai đoạn này rất tò mò, muốn khám phá nhiều thứ và đôi lúc học tập theo những suy nghĩ, hành vi của người lớn.
Tuy nhiên, lúc này trẻ vẫn chưa đủ nhận thức để có thể phân biệt được cụ thể những điều tốt và xấu, không có khả năng chọn lọc thông tin một cách chính xác. Nhiều trường hợp trẻ bị thu hút và lạm dụng vào những điều cấm kỵ như chất kích thích, chất gây nghiện,…
Do đó, cha mẹ nên đặt ra cho con một số tiêu chuẩn nhất định nhưng không nên quá cứng nhắc với con.
Các bậc phụ huynh nên cùng con trao đổi và thảo luận về các vấn đề mà con đang quan tâm. Phân tích cho con những điểm lợi và điểm hại để con hiểu rõ hơn về chúng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, siết chặt tất cả mọi hoạt động của con sẽ khiến cho cảm thấy mất tự do, tù túng và gây nên nhiều phản ứng tiêu cực.