Được và mất khi nuôi dạy con kiểu Kỷ Luật: La Mắng, Đòn Roi
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nuôi dạy con phát triển toàn diện gồm gì? Làm thế nào? Khó không?
Bí quyết hay mỗi tối giúp bé yêu phát triển trí não
Khi nào bạn thực sự thay đổi, con bạn sẽ thay đổi
By: Đạt Nguyễn
04 BIỂU HIỆN ĐÁNG LO NGẠI CỦA MỘT ĐỨA TRẺ THƯỜNG XUYÊN BỊ LA MẮNG
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
4. Stress và áp lực
1.Làm ngơ trước sự giận dỗi vô cớ của con trẻ.
• Có 1 sự thật là ba mẹ thường mất bình tĩnh khi con có những biểu hiện tiêu cực và tỏ ra quan tâm, dỗ dành và giải thích cho con. Vô tình khiến cho trẻ có suy nghĩ là những hành động đó của trẻ là đúng đắn và sẽ tiếp tục.
• Bạn hãy thử phớt lờ trước những hành vi tiêu cực đó của trẻ, để mặc con khóc, không dỗ dành, không quát mắng, không làm gì hết. Việc của bạn là hãy ở gần bé, quan sát bé và đảm bảo rằng bé con vẫn được an toàn.
• Chắc chắn một điều là con sẽ không thể khóc được mãi, trong lúc khóc vẫn tò mò quan sát xung quanh. Lúc cơn giận dỗi của bé đã lắng xuống bạn hãy lại gần và bày ra một vài trò chơi để đánh lạc hướng và “quên” mất là mình đang ăn vạ.
2. Nói chuyện với bé.
• Lúc cơn ăn vạ của bé đã qua đi, mẹ hãy nói chuyện với bé về sự việc vừa xảy ra.
Tìm hiểu ngay lí do vì sao lúc nãy con đã phản ứng như thế ? Có phải vì món ăn mẹ làm con không thích ? Kèm theo đó là một lời xin lỗi, khi bạn hỏi thì bé sẽ có cơ hội bày tỏ cảm xúc và chắc chắn sẽ dễ chịu hơn.
3. Hãy thể hiện sự yêu thương đối với trẻ.
• Một khi con đã bình tĩnh lại và bạn đã có cơ hội nói chuyện với con về việc ăn vạ của bé, giải thích cho bé biết làm như thế là không hay.
• Sau đó hãy ôm con vào lòng và nói cho con biết rằng mẹ rất yêu con, làm như vậy cũng là cách cũng cố lại tâm lí cho trẻ, để trẻ biết rằng mình không bị bỏ rơi.
Hãy nhớ khen thưởng cho hành vi tốt, tặng cho con món bánh hình thú yêu thích, đó cũng là cách khích lệ tinh thần để con làm những việc tốt, tránh đi những hành vi tiêu cực.
4. Không để người khác xen vào giữa.
• Thường thì khi con trẻ dỡ thói ăn vạ, trong gia đình thường có ông hoặc bà xót cháu nên hay đáp ứng yêu cầu của trẻ, dỗ trẻ để trẻ hết khóc lóc, ăn vạ. Việc làm này vô tình sẽ khiến bé tái diễn ở những lần sau.
• Bạn nên thống nhất quan điểm với các thành viên trong gia đình, khi trẻ con có những hành vi tiêu cực thì không nên bênh vực hay dỗ dành bé. Như vậy thì cách xử lý khi trẻ ăn vạ bạn đã đề ra trước đo mới mong có kết quả tốt về sau.
5. Áp dụng hình phạt với trẻ.
• Đôi khi ba mẹ cũng cần phải có một vài hình phạt dành cho trẻ, và hình phạt hay được áp dụng nhất là cho bé đứng úp mặt vào tường đối với trẻ lớn trong vòng 1-5 phút. Như vậy cũng giúp bé bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề.
Còn với trẻ nhỏ thì bạn phạt con không cho ngồi vào ghế đẹp để ăn cơm, vì hành vi của con không đẹp….
• Nhưng nhớ để ý bé và đảm bảo rằng bé vãn được an toàn ba mẹ nhé.
6. Dạy bé biết cách quản lý cảm xúc, làm chủ hành vi của mình
• Chủ động dạy con nhận biết về cảm xúc (vui vẻ,tức giận, buồn bã,...)
• Dạy con kỹ năng kiểm soát cơn giận
• Khuyến khích con đọc sách phát triển cảm xúc
Nếu ba mẹ chưa biết loại sách nào phù hợp với con thì có thể tham khảo tại đây!
Bộ Sách "8 Tuần Đánh Thức Trí Thông Minh Cảm Xúc" giúp ba mẹ giải quyết các vấn đề trên một cách nhẹ nhàng, con hiểu chuyện mà bố mẹ lại dễ dàng áp dụng.
• Một vài lưu ý cho ba mẹ về cách xử lý khi trẻ ăn vạ.
Thực ra thì việc trẻ giận dỗi, khóc lóc, la hét, ăn vạ là điều mà không ba mẹ nào mong muốn. Nhưng xét cho cùng thì đây cũng là biểu hiện tâm lí bình thường của trẻ vì nhiều bé chưa biết cách dùng ngôn ngữ để diễn đạt điều mình muốn, vì thế mà các con chọn cách gây sự chú ý là la hét, khóc lóc, việc mà bạn cần phải làm đó là
Giữ bình tĩnh, không nên la hét, đánh đập hay cố giải thích gì với bé lúc này cả. Vì mọi thứ đều vô nghĩa.
Phải kiên quyết và cứng rắn với bé, không đáp ứng bất cứ điều gì cho trẻ trong lúc này.
Nếu có thể hãy chú ý quan sát trẻ để nhận biết sớm những dấu hiệu căng thẳng ở trẻ để xử lí kịp thời, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, không để xảy ra thường xuyên sẽ trở thành thói quen xấu cho trẻ.
*Những vấn đề tâm lý thường gặp trong độ tuổi dậy thì
1. Thay đổi tâm lý
Khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, các em thường có xu hướng sống khép kín hơn, trở nên tự ti, cho rằng bản thân vô dụng, kém cỏi và khó tự kiểm soát tốt tâm lý, hành vi của mình. Khi bản thân không có đủ sự tự tin sẽ khiến cho các em khó có thể giao tiếp, trở nên rụt rè, nhút nhát, tự nghi ngờ chính mình và không thích biểu hiện cảm xúc, suy nghĩ ra bên ngoài.
Một số trẻ còn trở lên tự ti có nhưng suy nghĩ bất ổn, dễ cáu gắt hoặc cảm thấy buồn bã, cô đơn.
Những thay đổi về tâm lý trong độ tuổi dậy thì khiến con tự ti...
2. Thay đổi cơ thể
Ở độ tuổi này đi kèm với sự thay đổi cơ thể lớn, bao gồm sự phát triển về chiều cao, hình dáng cơ thể và phát triển tình dục. Con sẽ cảm thấy bối rối, lo lắng và không tự tin với thay đổi này. Có thể có cảm giác không hài lòng về ngoại hình của mình chính bản thân mình và có xu hướng so sánh bản thân với các tiêu chuẩn không thực tế. Con có thể có ý thức về cân nặng, hình dáng cơ thể và sự xuất hiện, dẫn đến các vấn đề về tự hình dung và tự ti.
3. Cảm xúc không ổn định:
Tuổi dậy thì thường đi kèm với sự thay đổi nhanh chóng của cảm xúc. Một ngày bạn có thể cảm thấy vui vẻ và tự tin, nhưng ngày hôm sau lại cảm thấy buồn bã và tự ti. Sự biến đổi nhanh chóng này có thể gây ra sự bối rối và khó khăn trong việc điều chỉnh và quản lý cảm xúc.
Một số bạn có thể trải qua cảm giác mất kiểm soát về cảm xúc, hành vi và suy nghĩ. Họ có thể có cảm giác bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực, hành động bất thường hoặc đối xử một cách không phù hợp.
Bí quyết giúp con biết cách Kiểm Soát Cảm Xúc, Thấu Hiểu bản thân >>> Xem tại đây
Ba mẹ có thể cảm thấy sự gia tăng của stress và áp lực từ nhiều nguồn khác nhau. Áp lực từ gia đình, bạn bè, xã hội và học tập có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần.
Những áp lực học tập trong khủng hoảng tuổi dậy thì có thể ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của một số bạn con có thể gặp khó khăn trong việc tập trung, quản lý thời gian và duy trì sự động lực trong việc học.
5. Rối loạn hành vi, thậm chí làm
hại bản thân
Một số bạn khi đối diện với những khó khăn, những áp lực một số trẻ lại hình thành các thói quen sống không lành mạnh như nghiện chơi game, thức khuya, ăn uống không lành mạnh, lạm dụng các chất kích thích,…khiến cho tâm lý dễ bị rối loạn.
Bên cạnh đí có thể trải qua những ý nghĩ tự tổn thương hoặc có suy nghĩ về tự tử trong để giải thoát mình khỏi vấn đề. Đây là biểu hiện nghiêm trọng và đòi hỏi sự quan tâm và hỗ trợ từ gia đình và chuyên gia tâm lý.
Dậy thì là độ tuổi nổi loạn, hầu hết các trẻ sẽ bị thay đổi về tâm tính lẫn thể chất. Do đó, trong thời gian này cha mẹ nên dành nhiều thời gian để tâm sự, chia sẻ và quan tâm con nhiều hơn. Hãy cố gắng cập nhật kiến thức cho trẻ và giúp trẻ định hướng đúng đắn về nhận thức và hành vi.
Trẻ dậy thì bị khủng hoảng tâm lý thường sẽ trở nên buồn bã, thiếu sức sống
Trong thực tế, không phải đứa trẻ nào bước vào tuổi dậy thì cũng bị khủng hoảng tâm lý. Với những trẻ đã được phụ huynh định hướng từ trước và nhận được nhiều sự quan tâm, chăm sóc sẽ có xu hướng tự lập tốt và hình thành các thói quen lành mạnh khi con trưởng thành.
Cách giúp con biết cách thấu hiểu bản thân, biết cách kiểm soát cảm xúc trong tuổi Dậy Thì
>>> Xem tại đây
Cách giúp con vượt qua và phòng ngừa chứng khủng hoảng tuổi dậy thì hiệu quả
Cha mẹ chính là những người đóng vai trò quan trọng đối với việc giúp con cái có thể nhanh chóng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì. Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian hơn cho con, quan tâm và chia sẻ với con nhiều hơn. Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, nếu bạn không tinh tế trong việc giúp đỡ con thì có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức và sự phát triển về sau của trẻ.
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để quan tâm, cung cấp kiến thức hữu ích cho trẻ khi bước vào tuổi dậy thì
Một số biện pháp giúp trẻ có thể thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tâm lý khi bước vào tuổi dậy thì như:
Cách vượt qua và phòng ngừa chứng khủng hoảng tuổi dậy thì hiệu quả
1. Trấn an trẻ
Sự biến đổi nhanh chóng về mặt thể chất lẫn tinh thần khiến cho nhiều trẻ cảm thấy hoang mang, lo lắng và xấu hổ. Vì thế, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường của trẻ, cha mẹ nên nhanh chóng trấn an và giải thích cụ thể cho trẻ biết được những điều đó là hết sức bình thường và đứa trẻ nào cũng sẽ phải trải qua để có thể trưởng thành hơn.
Với các vấn đề về thể chất, sinh lý thì cha mẹ nên hướng dẫn cho con biện pháp giải quyết cụ thể. Tốt nhất là cha nên hướng dẫn cho bé nam và mẹ nên hướng dẫn cho bé gái để trẻ không cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần trang bị trước các kiến thức hữu ích cho trẻ trước khi bước vào tuổi dậy thì để trẻ có thể chấp nhận và đối phó tốt với những sự thay đổi.
2. Giúp con biết cách thấu hiểu bản thân
Ba mẹ hãy tạo ra một môi trường hỗ trợ để con cảm thấy an toàn và thoải mái khi chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Lắng nghe con một cách chân thành mà không đánh giá hay chỉ trích. Điều này giúp con cảm thấy tự tin hơn khi thảo luận về bản thân.
Cung cấp cho con một số tài liệu hoặc sách về sự phát triển và sự khác biệt giữa các cá nhân. Bạn cũng có thể dành thời gian để thảo luận với con về các mục tiêu và niềm đam mê của mình. Điều này giúp con hiểu rõ hơn về bản thân và các giá trị cá nhân của mình.
3. Giúp con giải quyết các vấn đề về ngoại hình
Nếu trẻ đang gặp phải một số vấn đề về cân nặng, chiều cao, bị nhiều mụn, da ngăm đen,…thì các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con các cách khắc phục hiệu quả. Hỗ trợ con trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao một cách hợp lý, sử dụng các loại sữa rửa mặt, dưỡng da phù hợp với lứa tuổi để con dần trở nên tự tin hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải chú ý thay đổi cách ăn mặc để phù hợp với lứa tuổi của con. Đặc biệt là các bé gái cần phải được bảo vệ kỹ lưỡng về thân thể. Đồng thời hướng dẫn con các kỹ năng tự bảo vệ chính mình để phòng tránh các nguy hiểm xung quanh.
4. Giúp con biết cách Kiểm Soát Cảm Xúc của bản thân vượt qua các vấn đề về tâm lý
Ở độ tuổi này con đang trải qua nhiều biến đổi cảm xúc và đôi khi có thể cảm thấy khó kiểm soát.
Ba mẹ hãy hướng dẫn con nhận biết và nhận thức về cảm xúc. Hãy khuyến khích con nhận ra và đặt tên cho các cảm xúc mà con đang trải qua, như sự tức giận, buồn bã hay lo lắng. Điều này giúp con hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra bên trong và là bước đầu tiên để kiểm soát chúng.
Cùng với đó, hãy khuyến khích con thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh. Hãy tạo một không gian an toàn cho con để chia sẻ và thể hiện cảm xúc của mình, có thể thông qua việc viết nhật ký, vẽ tranh hoặc thảo luận với người tin tưởng. Điều này giúp con không cảm thấy bị kìm nén và cải thiện khả năng giao tiếp và xử lý cảm xúc.
Bí quyết giúp con biết cách Kiểm Soát Cảm Xúc, Thấu Hiểu bản thân >>> Xem tại đây
Khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì là một tình trạng thường gặp và gây nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, nếu có thể sớm phát hiện và nhanh chóng áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp thì trẻ sẽ dần ổn định về mặt tâm lý và dần thích ứng tốt với nhịp sống bình thường.